Sử dụng TPCN ginkgo biloba như thế nào mới an toàn?
Bạch quả trị khí hư, di tinh
Chè đậu ngự - chè bạch quả: Những món khó cưỡng ngày hè
Lối sống sai lầm làm trầm trọng căn bệnh hiểm Huntington
Rối loạn giấc ngủ làm trầm trọng thêm rối loạn chức năng trong bệnh Alzheimer
Là một thảo dược quý đã được sử dụng từ lâu đời, hiện nay, ginkgo biloba được quảng cáo rộng rãi như là một thực phẩm chức năng (TPCN) có thể tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa chứng mất trí, ngăn ngừa/hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer và hỗ trợ một số bệnh khác. Có thể dễ dàng tìm thấy ginkgo biloba trong nhiều sản phẩm của các nhà sản xuất TPCN lớn từ Tây sang Đông như: Whole Foods, CVS, Walgreens…
Ginkgo biloba được chiết xuất từ lá cây bạch quả đã được tiêu chuẩn hóa (EGB), có chứa flavonoid, ginkgolid-biloba (ditepen lacton) và acid ginkgolic (không quá 5 phần triệu). Theo một số tài liệu nghiên cứu, ginkgo biloba có khả năng làm tăng tuần hoàn máu tới não cũng như toàn bộ hệ thống mạch máu của cơ thể, tăng tính chịu đựng của mô não khi thiếu oxy, chống oxy hóa gốc tự do, ổn định màng nên được coi như một chất bảo vệ thần kinh, chống đông máu, ngăn cản việc kết tụ các mảng amyloid (nguyên nhân gây bệnh Alzheimer)… Ginkgo biloba cũng có thể kiểm soát sự chuyển hóa của cholesterol thành những mảng vữa bám vào thành mạch máu.
Ginkgo biloba được chiết xuất từ lá cây bạch quả
Tuy nhiên, có nhiều công trình nghiên cứu đã xem xét lại dược tính và ứng dụng lâm sàng của ginkgo biloba. Theo phân tích tổng hợp từ 28 nghiên cứu khác nhau về tầm ảnh hưởng của ginkgo biloba lên trí nhớ, chức năng điều hành và sự chú ý, thấy rằng ginkgo biloba không hoạt động không hiệu quả như các nhà sản xuất TPCN đã nói.
Ginkgo biloba có thể giúp ngăn ngừa sự suy giảm chức năng nhận thức, ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Do đó, nhiều chuyên gia tin rằng, nên dùng ginkgo biloba ngay sau khi bị tai biến mạch máu não, hoặc khi vừa chớm bị Alzheimer chứ không nên để bệnh nhân bị sa sút trí tuệ nặng mới cho dùng, vì khi đó hiệu quả sẽ rất thấp.
Đối với người bị ù tai cũng vậy, ginkgo biloba có hiệu quả giảm ù tai cho khoảng 50% người dùng, song chỉ với những người mới bị ù tai (hiệu quả nhất đối với những bệnh nhân ù tai do các vấn đề mạch máu).
Một số lưu ý khi sử dụng ginkgo biloba
Trong chiết xuất ginkgo biloba có acid ginkgolic gây độc nên tiêu chuẩn EGB là không được chứa quá 5 phần triệu chất này.
Chưa có tài liệu nào chứng minh tính an toàn của EGB ở người mang thai, cho con bú. |
Thực tế, tại hầu hết các nước phương Tây như Mỹ, Australia, ginkgo biloba được bán rộng rãi, không cần kê toa nên được nhiều người mua và sử dụng. Ở Việt Nam, ginkgo biloba cũng xuất hiện trong nhiều sản phẩm TPCN với nhiều xuất xứ khác nhau: Hàng nội địa, hàng nhập ngoại, hàng xách tay… Ginkgo biloba sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” nếu tùy tiện sử dụng.
Bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn máu có nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn sau khi dùng ginkgo biloba (do có yếu tố ngăn cản sự kích hoạt tiểu cấu, chống đông máu). Không dùng chung với các thuốc chống đông máu (warparin, heparin) hay các thuốc ngăn ngừa sự tập kết tiểu cầu (aspirin, dipyridamol, ticlopidin)… Nếu bắt buộc phải dùng chung thì phải tính toán liều lượng thật cẩn thận, theo dõi chặt chẽ.
Không nên dùng chung với các thảo dược như tỏi, sâm, cỏ ba lá đỏ, đặc biệt những nhóm dược thảo có chứa coumarin (cam thảo, cỏ nhọ nồi, hoa cúc…) vì khi kết hợp với ginkgo biloba sẽ làm tăng sự chảy máu.
Ngoài ra, nếu bạn đang uống thuốc chống trầm cảm như Trazodone cũng không nên dùng ginkgo biloba vì nó ức chế monoamine oxidase, làm giảm hiệu quả của thuốc.
Tai biến mạch máu não có hai loại (chảy máu não do vỡ mạch máu và nhũn não do huyết khối làm tắc nghẽn mạch máu) và ginkgo biloba chỉ nên dùng trong trường hợp tai biến mạch máu não do nhũn não.
Ngoài ra, còn có thể gặp tác dụng phụ như: Buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, nhức đầu, đau dạ dày, bồn chồn, nôn mửa…
Chính vì vậy, hãy tham vấn ý kiến bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào có ginkgo biloba.
Bình luận của bạn